Làm thế nào để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường lao động hiện nay?

Những ngành học dễ kiếm được việc theo xu thế thị trường và cho thu nhập cao vẫn là lựa chọn hàng đầu của các thí sinh khi đăng ký. chính điều này đã khiến cho xu thế thị trường nhân lực bị thiếu hụt trầm trọng khi chấy lượng đào tạo lại không đủ để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, thừa thầy thiếu thợ vẫn đang là một bài toán khó, cần được các cơ quan ban ngành đoàn thể cùng giải đáp.

Có những thí sinh là con của những gia đình điều kiện kinh tế không mấy khá giả thường có xu hướng lựa chọn những ngành nghề mà sau khi ra trường có cơ hội làm việc và khả năng tài chính cao hơn.

Chọn nghề như thế nào?

Khi đã chọn ngành nghề để theo học, các em cần tỉnh táo và tìm hiểu và tham khảo từ nhiều nguồn thông tin trên mạng internet, từ người thân hoặc các chuyên gia giáo dục, khi đã có định hướng nhắm đến ngành nghề nào thì các em nên chú ý đến ý kiến của các anh chị công tác và làm việc tại ngành nghề đó để xin ý kiến đánh giá.

Bên cạnh đó cũng đừng quên tìm hiểu về xu hướng của thị trường lao động Việt Nam, về sau những tác động của các hiệp định và tác động của việc hội nhập kinh tế vì chính điều này sẽ giúp các em hình dung được toàn cảnh sau 4 năm đại học, lúc đó để định hướng được công việc như thế nào

4 năm đại học là quãng thời gian đẹp nhất của thời học trò nơi mà các em cần nhiều hơn hết sự cô gắng và kiên trì, bởi nó trải hoa nhưng cũng đầy gai, nếu vì sa ngã hay vì những cám dỗ của cuộc sống thì dễ làm cho con đường tương lai của các em bị sai hướng. Người chọn nghề vì thế mà nghề nghiệp đó sẽ theo các em đi đến cuối đời. Bởi chính niềm đam mê sẽ vực các em khỏi những cơn khủng hoảng cho dù nó là kinh khủng nhất.

   Chọn đúng nghề là giải pháp cạnh tranh tốt nhất.

Có rất nhiều các em học sinh hay sinh viên không dám tự quyết định cuộc đời mình vì sợ khổ, cuộc đời của các em phụ thuộc vào sự lựa chọn của cha mẹ và phó mặc cho thị hiếu của xã hội. Nói vui rằng tương lai của các em phụ thuộc vào chiếc ghế mà bố mẹ các em ngồi.

Một vấn đề nữa đó là khi đi học, hãy học cho chính đam me của mình, đừng học vì thành tích hay vì bất cứ điểm số nào cả, vì cuối cùng những hư danh đó cũng như gió thoảng mây bay, các em muốn xin gặp các nhà tuyển dụng thì bằng cấp sẽ là cầu nối nhưng năng lực mới chính là thứ quyết định bạn sẽ ở lại lâu hay không.

Chúng ta đang tự giết nhau trong vòng tròn luẩn quẩn của bệnh thành tích, và chính các em phải là những người đầu tiên “bứt phá” ra khỏi cái vòng đó, để phát triển nền kinh tế, giáo dục nước nhà. Tôi hiểu rằng hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các em, nên tôi mong các em hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng để có sự lựa chọn phù hợp nhất!

Đừng lựa chọn khi còn mơ hồ và chung chung; hãy tập trả lời cho mình những câu hỏi: “Các em có khả năng như thế nào trong lĩnh vực này? Cần thời gian bao lâu? Có thể nỗ lực đến mức nào?”, khi đó các em sẽ chắc chắn và tự có trách nhiệm với những lựa chọn của mình hơn!

 

About The Author