Dự thảo bỏ điểm sàn và giảm 50% điểm ưu tiên khu vực

Dự kiến đề án cho năm 2018 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo sẽ có một số thay đổi về quy chế tuyển sinh mới đó chính là việc bỏ điểm sàn đại học và giảm 50% điểm ưu tiên đối tượng và khu vực cho các thí sinh dự thi. Tuy nhiên điểm sàn chỉ được bỏ với những ngành không phải là sư phạm, còn khối sư phạm thì vẫn áp dụng điểm sàn để có thể duy trì và đảm bảo được chất lượng tuyển sinh.

Khi giảm 50% điểm khu vực, đối tượng thì sẽ mang lại sự công bằng giữa các thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia vì điểm chênh lệch giữa các khu vực sẽ là 0,25 điểm thay vì 0,5 điểm như trước.

Nếu dự thảo được sử dụng trong thực tế thì điểm ưu tiên cao nhất của khu vực 1 là 0,75 điểm, khu vực 2 và khu vực 2 nông thôn lần lượng là 0,25 và 0,5 điểm. Việc giảm điểm ưu tiên khu vực có thể giảm khoảng cách giữa các khu vực, giải quyết phần nào những bất cập về điểm ưu tiên trong các kỳ tuyển sinh trước.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp thí sinh học chung một trường nhưng nhà ở 2 khu vực khác nhau thì điểm ưu tiên vẫn khác nhau, đó là các mặt khác nhau của việc áp dụng quy chế tuyển sinh mới này. Tuy nhiên dự thảo này mới dừng lại ở mức đề xuất và chưa chắc được thông qua trong năm 2018. Sau khi dự thảo nào được khảo sát và đưa ra ý kiến của dư luận thì mới được thông qua.

Ngoài việc giảm điểm ưu tiên thì có lẽ điều mới nhất cho kỳ thi đại học năm nay đó chính là việc chúng ta sẽ bỏ điểm sàn xét tuyển, trừ khối ngành sư phạm. Thay vào đó Bộ Giáo Dục và Đào Tạo sẽ đưa ra các ngưỡng đầu vào phù hợp với các ngành học, các trường đại học, cao đẳng của các trường và khối sư phạm.

Và quy tắc làm tròn điểm trong kỳ thi THPT quốc gia cũng khác so với những năm trước, nhằm đảm bảo sự công bằng hơn, đó là làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2 cho nên những thi sinh có điểm thi là 4,99 thì vẫn là 4,99 chứ không phải là làm tròn lên 5,0 như những năm trước đây. Có lẽ sau một năm mà có quá nhiều thí sinh đạt được 30 điểm thì kỳ thi lần này Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã làm ngặt hơn rất nhiều.

Để có sự tham gia ý kiến của các giáo viên và các thí sinh đã từng dự thi đại học,cao đẳng những năm trước thì Bộ cũng đã gửi công văn đến từng trường để các giáo viên và sinh viên có cơ hội được đóng góp ý kiến của mình cho dự thảo phương án thi THPT quốc gia 2018 và phương án xét tuyển đại học, cao đẳng dựa trên kết quả thi của kỳ thi này.

Bộ cũng đưa ra 2 phương án dự kiến sẽ diễn ra để trưng cầu ý kiến của mọi người đó là :

Phương án 1: Giống như mọi năm giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần

Phương án 2: mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi (không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017).

Nhìn chung các ý kiến đều nghiêng về phương án 1 để tạo điều kiện cho các thí sinh dự thi không bị xáo trộn quá nhiều.

About The Author