Quả đậu bắp là một trong những loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao và được lựa chọn ăn hàng ngày. Vậy quả đậu bắp có tốt không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm những thông tin về sức khỏe.
Đặc điểm của quả đậu bắp
Đậu bắp có rất nhiều tên gọi khác là bông vàng, mướp tây, bắp chà hoặc thảo cà phê. Đây là loại quả được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và ở Việt Nam thường được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam.
Cây đậu bắp có thể trồng cây một năm hoặc nhiều năm với chiều cao đến 2,5m, lá dài và rộng lớn từ 10 – 20cm. Hoa của cây đậu bắp sẽ có 5 cánh với màu trắng hoặc vàng có các đốm đỏ phần gốc hoa. Quả đậu bắp dáng dài có chứa nhiều hạt ở bên trong.
Ngày càng có nhiều người dùng đậu bắp vào thực đơn hàng ngày với mùi vị độc đáo, chất nhầy kết dính và giá trị vô cùng tốt cho sức khỏe.
Quả đậu bắp có tốt không?
Trong đậu bắp có chứa rất nhiều các dinh dưỡng như Protein, Vitamin A, E, B, Axit amin, Kali… từ đó đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe người sử dụng bao gồm:
- Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong đậu bắp có chứa insulin nên sẽ giúp tăng khả năng giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Việc uống nước ép đậu bắp thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe người mắc bệnh tiểu đường hoặc có thể bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn hàng ngày từ đó giúp kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh.
- Phòng ngừa tình trạng thiếu máu: Đậu bắp có chứa hàm lượng lớn kẽm, sắt, kali… sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng tái tạo máu phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Có thể dùng đậu bắp ép nước uống hoặc luộc đậu bắp ăn thường xuyên.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Chính chất nhầy có trong đậu bắp được tạo thành từ polisaccarit giống như collagen sẽ giúp cải thiện tốt chức năng hệ tiêu hóa nhờ vào việc nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Đồng thời trong đậu bắp còn chứa nhiều chất xơ nên sẽ giúp điều hòa sự hấp thu của ruột non để điều chỉnh lượng đường trong đường huyết. Chính chất nhầy này sẽ giúp bôi trơn đường ruột tạo môi trường để các vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển.
- Chữa ho, chữa viêm họng: Nước đậu bắp là một trong những vị thuốc bình dân giúp điều trị tình trạng đau họng và ho hiệu quả, đặc biệt rất tốt trong việc giảm ho khò khè ở trẻ nhỏ bởi có tính kháng khuẩn và khử trùng tốt nhất. Có thể dùng đậu bắp phơi khô sắc thành nước trà uống hoặc súc miệng hàng ngày.
- Bệnh loãng xương: Nhờ vào việc sở hữu hàm lượng lớn Vitamin K và folate có tác dụng để hệ xương được củng cố tốt hơn, phòng ngừa tình trạng loãng xương. Ngoài ra chất nhầy trong loại quả này còn giúp bôi trơn khớp và ổn định các khớp.
- Làm đẹp da: Đậu bắp có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da, điều trị mụn trứng cá bởi trong quả này có chứa Pectin giúp tăng cường độ đàn hồi cho da. Ăn đậu bắp hàng ngày sẽ giúp bạn có làn da tươi sáng, mịn hoặc dùng nghiền đậu bắp để để đắp mặt nạ kiên trì 2 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bệnh hen suyễn: Đậu bắp có chứa hàm lượng Vitamin C, chất chống oxy hóa nên sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do hen suyễn gây ra.
- Đậu bắp sẽ có tác dụng giúp giảm cân vì trong thành phần có chứa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan nên có ích rất nhiều trong công cuộc giảm cân. Đồng thời calories trong đậu bắp có rất ít nên sẽ là món ăn lý tưởng để kiểm soát cân nặng ở mức tốt nhất.
- Ngăn ngừa khuyết tật thai nhi: Ít các mẹ bầu biết rằng đậu bắp có công dụng trong phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh bởi trong loại quả này có chứa nhiều acid folic. Việc sử dụng đậu bắp trong thực đơn hàng ngày sẽ hạn chế tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Xem thêm:
Mặc dù có rất nhiều các lợi ích từ đậu bắp tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp để dùng đậu bắp, đặc biệt một số các trường hợp như:
– Người mắc bệnh sỏi thận không nên sử dụng vì trong đậu bắp có chứa nhiều oxalate sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc tình trạng sỏi thận.
– Bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng thuốc chống đông máu bởi trong đậu bắp có chứa hàm lượng lớn Vitamin K sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
– Người bị viêm khớp sử dụng đậu bắp sẽ khiến viêm, đau khớp kéo dài do món ăn này có chứa solanine làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
– Người bị hội chứng ruột kích thích hoặc mắc các vấn đề về đường ruột không nên sử dụng đậu bắp vì trong quả này có chứa fructan sẽ dễ gây tiêu chảy.
– Người bệnh tiểu đường đang dùng thuốc metformin trong quá trình điều trị sử dụng đậu bắp sẽ làm giảm đi dược tính của thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Cách chọn và chế biến đậu bắp
Nhằm để việc sử dụng đậu bắp đạt hiệu quả cao nhất và an toàn đối với sức khỏe người dùng cần lưu ý các lựa chọn và chế biến đậu bắp như:
– Nên chọn đậu bắp có màu xanh thẫm, cuống không bị thâm và có bề mặt đậu bắp bóng, lớp lông mao mỏng và không lựa chọn quả non hoặc bị dập.
– Muốn bảo quản đậu bắp và sử dụng trong tủ lạnh cần cho vào trong túi đựng thực phẩm và lưu cất trong tủ lạnh.
– Khi chế biến đậu bắp không cần gọt vỏ hoặc bỏ hạt.
– Dùng đậu bắp chế biến các món như xào, nướng, luộc, ăn sống hoặc ép nước để uống.
– Chỉ nên nấu ở nhiệt độ thấp và không cần nấu quá chín vì sẽ làm mất đi dưỡng chất.

Lưu ý khi sử dụng đậu bắp
– Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
– Việc dùng đậu bắp chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh không có khả năng thay thế thuốc điều trị bệnh nên vẫn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Không ăn đậu bắp nếu đã từng bị dị ứng hoặc thuộc nhóm đối tượng không nên dùng với các biểu hiện nổi bật như sưng tấy quanh miệng, ngứa…
– Không sử dụng đậu bắp nếu cơ thể đang có các triệu chứng bất thường.
– Không ăn uống quá nhiều đậu bắp vì bất kỳ dạng lạm dụng nào cũng phản tác dụng.
Trên đây những thông tin chia sẻ về tác dụng của đậu bắp từ đó bạn đọc sẽ có giải đáp cho thắc mắc: Quả đậu bắp có tốt không? Từ đó sẽ có cách sử dụng đậu bắp tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe bản thân và gia đình.