Categories Giáo Dục

Học các ngành y thi khối nào?

Ngành y thi khối nào? Đây là câu hỏi mà nhiều thí sinh đều quan tâm trong các kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng. Hãy đọc bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc này nhé.

1. Ngành y thi khối nào?

Trước đây, các trường đại học, cao đẳng y dược thường xét tuyển theo khối B (Toán, Hóa, Sinh) và khối A (Toán, Lý, Hoá). Tuy nhiên, với một số thay đổi phương án tuyển sinh, các trường được tự chủ trong phương thức xét tuyển, chỉ tiêu và đưa ra mức điểm chuẩn, điểm sàn riêng.

Bên cạnh đó, ngoài những khối xét tuyển truyền thống, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn mở rộng thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển phụ. Với những sự thay đổi này, các thí sinh cần phải tìm hiểu kỹ phương thức tuyển sinh của từng trường cũng như ngành y thi khối nào để có cơ hội trúng tuyển cao. Thông thường, các trường sẽ xét tuyển ngành y bằng các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hoá)
  • A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • B01 (Toán, Sinh, Sử) 
  • B03 (Toán, Sinh, Văn)
  • B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)

Theo đó, các trường sẽ áp dụng xét tuyển thí sinh với các phương thức khác nhau tùy theo đề án tuyển sinh của từng trường. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được tất cả các trường áp dụng để xét tuyển thí sinh đầu vào. Bên cạnh đó, các trường cao đẳng y có điều kiện xét tuyển đầu vào có phần gợi mở cho thí sinh. Ngoài hình thức xét tuyển bằng điểm thi THPT, nhiều trường cao đẳng y dược còn xét tuyển bằng học bạ THPT hay xét tuyển thẳng với những thí sinh đủ điều kiện.

ngành y thi khối nào
Học các ngành y thi khối nào?

Ngoài ra, các ngành về y dược luôn được đánh giá là ngành đào tạo trọng điểm. Do đó, các trường đại học, cao đẳng y dược luôn chú trọng đào tạo, kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào và đầu ra đối với mỗi sinh viên. Ở những trường đại học top đầu cả nước, điểm chuẩn các ngành y dược dao động trong khoảng 25 – 29 điểm. Còn đối với những trường top dưới, điểm chuẩn ngành này trong khoảng 14 – 18 điểm.

Do đó, các thí sinh cần xem xét học lực của bản thân để lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp để tăng khả năng đỗ đạt cao. Bên cạnh xác định ngành y thi khối nào thì các bạn cũng cần tìm hiểu các trường đại học, cao đẳng y dược phù hợp với năng lực của bản thân.

2. Tìm hiểu chung về các lĩnh vực của ngành Y

Y học có tên tiếng Anh gọi là medicine, tạm dịch là “nghệ thuật chữa bệnh”. Theo cách gọi của Việt Nam, đây là một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về các bệnh lý, cách phòng và chữa bệnh. Hiểu một cách đơn giản, ngành Y là ngành tổ chức phòng, điều trị để bảo vệ sức khỏe cho con người và động vật thông qua thuốc thang, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, phẫu thuật hay các phương pháp khác. Với ý nghĩa thiêng liêng cao cả, ngành Y đã, đang và sẽ là xu thế lựa chọn của các bạn trẻ ngày nay. Các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực y học vô cùng phong phú và đa dạng.

Học các ngành y thi khối nào
Học các ngành y thi khối nào?

Có thể kể đến một số lĩnh vực chuyên môn trong hệ thống ngành y như sau:

  • Bác sĩ đa khoa: Họ là những người có kiến thức rộng về các lĩnh vực của y học, làm việc ở các trạm y tế hay bệnh viện đa khoa, chịu trách nhiệm khám tổng thể cho người bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ đa khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với bệnh nhân, có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm, kê đơn hoặc giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa.
  • Bác sĩ chuyên khoa: Đây là những bác sĩ phụ trách chuyên sâu về một bộ phận nào đó như răng, tai, mắt, mũi, tim mạch, chỉnh hình, da liễu, nội tiết… Họ cũng có thể chuyên về bệnh nhi ở một độ tuổi nhất định như lão khoa, nhi khoa.
  • Bác sĩ ngoại khoa: Nhiệm vụ chính của bác sĩ ngoại khoa là phẫu thuật để loại bỏ các tế bào, chi thể mắc bệnh; ghép nối, chỉnh sửa những cơ quan bị tổn thương đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo, tinh thần sắt đá và khả năng tập trung cao độ, sức khỏe tốt. Họ cũng có thể chuyên về một lĩnh vực nào đó như não, tim, tay chân…
  • Bác sĩ sản phụ khoa: Công việc của bác sĩ sản phụ khoa siêu âm, làm xét nghiệm, khám, theo dõi sự phát triển của thai nhi để phát hiện kịp thời, tư vấn hợp lý cho sản phụ. Đồng thời hướng dẫn về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, họ còn tham gia vào việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.
  • Y tá, Điều dưỡng, Hộ lý, Hộ sinh: Họ là những người có nhiệm vụ giúp bệnh nhân làm thủ tục hành chính, thực hiện các y lệnh của bác sĩ điều trị, thường xuyên theo dõi tình trạng của người bệnh và báo cáo kịp thời nếu thấy biểu hiện bất thường. Mặc dù công việc của các vị trí này gần giống nhau nhưng bản chất khác nhau.
  • Y tế dự phòng: Họ có nhiệm vụ cảnh báo, hướng dẫn người dân cách để tránh bệnh dịch, thực hiện tiêm chủng ở các trung tâm y tế dự phòng, giúp đỡ người dân thực hiện các biện pháp khoa học để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, họ có thể làm việc ở các Viện vệ sinh dịch tễ, Vụ vệ sinh phòng dịch, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
  • Y tế cộng đồng: Mặc dù không trực tiếp thực hiện công tác khám chữa bệnh nhưng các nhân viên y tế cộng đồng cũng phải hiểu biết sâu sắc về các loại bệnh và các phương thuốc cứu chữa. Công việc của họ là dự đoán mô hình bệnh tật hoặc dự phòng bệnh tật. Bên cạnh đó, họ còn xây dựng các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch, xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho nhân dân những kiến thức về bệnh tật để mọi người cùng chung sức phòng chống bệnh tật tốt hơn.
  • Bác sĩ thú y: Là người làm công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh cho các loài động vật. Họ cũng tiến hành nghiên cứu và phòng chống sự lan rộng của dịch bệnh trên động vật, bảo vệ đời sống của các loại động vật, tránh lây lan cho con người. Bác sĩ thú y thường làm việc trong các vườn thú, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các đơn vị quản lý về môi trường… Ngoài ra, họ cũng có thể mở phòng khám của riêng mình, chuyên nhận bệnh nhân là những “thú cưng” của các gia đình. 

Qua những thông tin bài biết chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được các ngành y thi khối nào cũng như hiểu rõ hơn về các lĩnh vực chuyên môn trong hệ thống ngành y tế.

About The Author