Dứa được biết đến như là một loại quả giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là có mùi vị thơm ngon, vì thế rất được trẻ em yêu thích. Vậy trẻ em ăn dứa có tốt không? Hãy tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Trẻ em ăn dứa có tốt không?
Trẻ em ăn dứa có tốt không? Nếu cho trẻ ăn dứa đúng thời điểm với liều lượng hợp lý thì loại trái cây bổ dưỡng này sẽ góp phần cải thiện tốt sức khỏe và sự phát triển của con. Dưới đây là một số lợi ích có được khi trẻ ăn dứa:
1. Tốt cho hệ tiêu hóa
Vào thời kì ăn dặm, khá nhiều trẻ mắc phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón hoặc nôn mửa. Do vậy, để tăng cường sức khỏe đường ruột của bé, việc bổ sung thêm dứa trong khẩu phần ăn là điều mẹ nên làm.
Trong dứa có chứa hoạt chất quan trọng là protease và bromelain, chúng sẽ hỗ trợ ngăn chặn các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, điển hình như E.coli và V.cholera.
2. Tăng cường sức đề kháng

Có thể nói bromelain trong dứa là một dưỡng chất khá đặc biệt, không chỉ có vai trò cải thiện khả năng hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ, mà còn có tính kháng viêm mạnh mẽ. Cùng với hàm lượng vitamin C dồi dào dứa sẽ củng cố “hàng rào” ngăn vi rút, vi khuẩn, bảo vệ bé khỏi những bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản phổi hay hen suyễn.
3. Hỗ trợ hoạt động não bộ
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, dứa có chứa vitamin B1, vitamin B2 cần thiết cho sự phát triển toàn diện não bộ của trẻ. Chúng sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não và giảm thiểu tối đa tình trạng co giật nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
4. Cải thiện hệ vận động
Bổ sung thêm dứa trong thực đơn ăn dặm được xem như một cách tăng cường thêm các khoáng chất thiết yếu như magie, photpho hay canxi cho bé. Đây đều là những nguyên tố vi lượng đảm nhiệm chức năng làm tăng mật độ xương, kiểm soát hoạt động của cơ bắp cũng như toàn hệ vận động.
Những lưu ý khi ăn dứa

Xem thêm: Sữa đậu nành giảm cân hiệu quả nếu sử dụng đúng cách
Dưới đây là những lưu ý khi ăn dứa:
- Dứa có hàm lượng axit cao, người ta khuyến cáo không nên ăn dứa quá nhiều, đặc biệt ở người bị đau dạ dày.
- Dứa có thể làm tăng lượng đường trong máu bởi lượng carbohydrate cao, không an toàn cho người bị tiểu đường.
- Có thể gây hại cho răng nếu ăn quá nhiều bởi tính axit cao của dứa có thể tác động đến men răng, gây sâu răng nhanh chóng. Do vậy ở những người có chân răng yếu thường than phiền ăn dứa xong sẽ cảm thấy đau răng, ê răng giống như khi ăn đồ quá nóng hoặc lạnh.
- Dứa gây dị ứng ở một số người, với những biểu hiện sưng môi, má, lưỡi, thậm chí phát ban, nổi mề đay, khó thở. Men phân giải protein sẽ tăng khả năng thẩm thấu niêm mạch dạ dày đến đến sản sinh ra protein dị tính, thấm vào dịch máu gây ra các triệu chứng dị ứng.
- Khi sử dụng một số loại thuốc cần hạn chế ăn dứa. Do trong dứa, chất bromelain có thể gây ra tương tác với một số thành phần có trong thuốc đang sử dụng. Đặc biệt hạn chế ăn dứa khi đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, co giật, trầm cảm và điều trị mất ngủ.
-
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa bởi liều lượng bromelanin có thể khiến kích thích co thắt tử cung, khiến thai phụ giai đoạn đầu có thể sảy thai.
-
Người đang mắc các chứng bệnh về dạ dày, có tiền sử dị ứng nên hạn chế ăn dứa nhiều.
Như vậy với những thông tin ở trên các bạn hẳn đã biết trẻ em ăn dứa có tốt không rồi chứ. Hy vọng bài viết này hữu ích đến các bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.