Categories Sức Khỏe

Sữa đậu nành có tác dụng gì? Những lợi ích sức khỏe từ sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một loại thức uống quen thuộc của người Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết sữa đậu nành có tác dụng gì? Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Sữa đậu nành có tác dụng gì?

Sữa đậu nành là một nguồn dinh dưỡng dồi dào với thành phần 100% là đậu nành và giàu các hợp chất như axit béo phytoestrogen, Omega-3, Omega-6, cũng như các chất dinh dưỡng như magie, vitamin D, vitamin B có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong 100g đậu nành chứa 36,49g chất đạm, 30,16g chất đường bột, 19,94g chất béo, 9,3g chất xơ, 277mg canxi và nhiều vitamin, khoáng chất. 

Vậy sữa đậu nành có tác dụng gì? Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe từ sữa đậu nành cho cơ thể.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các thành phần trong sữa đậu nành như protein, Saponin, Isoflavones có tác dụng giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến huyết quản và tim mạch.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Sữa đậu nành giàu chất xơ nên giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm và ức chế sự hấp thụ đường vào máu. Ngoài ra, sữa đậu nành còn được đưa vào chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường bởi nó giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Sữa đậu nành có tác dụng gì
Sữa đậu nành có tác dụng gì?

Xem thêm: Sữa đậu nành mè đen thần dược cho sức khỏe

Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành khá cao nên giúp phát triển chiều cao ở trẻ em và ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người lớn tuổi. Bên cạnh đó, chất Phytoestrogen trong đậu nành cũng giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi của cơ thể con người.

Tăng cường hoạt động mạch máu 

Các axit béo omega-3 và omega-6 cũng như các phyto, chất chống oxy hóa trong đậu nành có tác dụng bảo vệ các mạch máu khỏi tổn thương và xuất huyết. Những chất này giúp củng cố sự chắc khỏe của lớp lót của thành mạch máu, bảo vệ mạch máu khỏi sự tấn công của các gốc tự do và mảng bám cholesterol.

Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Sữa đậu nành giàu phytoestrogen, đây là một hormone thực vật có khả năng ức chế sự sản xuất testosterone ở nam giới. Nồng độ testosterone thấp có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đàn ông thường xuyên ăn đậu nành ít có khả năng phát triển phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

Giảm bớt triệu chứng mãn kinh 

Trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, sản xuất estrogen tự nhiên sẽ bị giảm xuống mức tối thiểu. Việc estrogen giảm đột ngột sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ sau mãn kinh như có nguy cơ cao mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Họ cũng dễ bị trầm cảm, thay đổi tâm trạng, mất ngủ và các rối loạn tâm lý khác. Do đó, phytoestrogen trong đậu nành thay thế estrogen hiệu quả, ngăn ngừa và làm giảm bớt các triệu chứng mãn kinh.

Giảm nguy cơ rối loạn tâm lý

Sữa đậu nành chứa các vi chất dinh dưỡng như vitamin B vitamin D và magie giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm.

Cải thiện khả năng miễn dịch

Nguồn protein dồi dào trong sữa đậu nành được đưa vào công thức để chuyển thành kháng thể giúp tăng cường phản ứng miễn của cơ thể.

Sữa đậu nành có tác dụng gì
Sữa đậu nành có tác dụng gì?

Xem thêm: Sữa đậu nành giảm cân hiệu quả nếu sử dụng đúng cách

Sữa đậu nành có béo không?

Sữa đậu nành tự nhiên chứa lượng đường thấp và chứa các acid béo không bão hòa đơn có tác dụng ức chế sự hấp thu chất béo của đường ruột nên có thể giúp giảm nguy cơ tăng cân. Ngoài ra, đậu nành chứa nhiều chất xơ và chất đạm lành mạnh, giúp no lâu hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế việc ăn quá nhiều, giúp giảm cân.

Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

– Chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín: Nếu chưa nấu chín sẽ chứa chất độc, gây trở ngại cho quá trình chuyển hoá protein, từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ độc. Ngoài ra, trong quá trình nấu sữa đậu nành, bạn nên mở nắp vung để các chất độc hại trong sữa đậu có thể theo khói tản ra ngoài.

– Không uống quá nhiều: Nếu uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc sẽ khiến bạn thu nạp lượng lớn chất protein gây khó tiêu, trướng bụng, tiêu chảy…

– Kiêng dùng cùng đường đỏ: Protein trong sữa đậu nành và axit hữu cơ trong đường đỏ kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất kết tủa, làm hỏng các thành phần dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt: Trong sữa đậu chứa chất có thể tẩy trôi các chất cặn bám trong thành bình giữ nhiệt. Vì vậy, bạn nên bảo quản sữa đậu nành ở nhiệt độ thường, bởi sau 3 – 4 giờ sữa mới bị biến chất và có vị chua.

– Người thể chất suy hàn nên thận trọng khi dùng: Sữa đậu nành chứa hàm lượng Purine tương đối cao, làm từ hạt đậu nành có tính hàn. Do đó, đối với những người có thể chất suy hàn như người bị trúng gió, suy nhược, cơ thể thiếu lực, tinh thần mệt mỏi…không nên dùng.

– Không uống sữa đậu nành khi đói: Bạn nên dùng sữa đậu nành sau khi đã ăn sáng từ 1 – 2 giờ. Ngoài ra, trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ không nên ăn cam, quýt, vì các acid và vitamin trong cam, quýt sẽ tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non và ảnh hưởng đến tiêu hóa như có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

– Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống: Chất trypsine trong sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.

About The Author