Categories Sức Khỏe

Đậu bắp kỵ gì và có những lợi ích gì cho cơ thể?

Đậu bắp là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, được nhiều bạn trẻ yêu thích sử dụng như bữa ăn hàng ngày. Việc sử dụng đậu bắp cũng cần chú ý đến vấn đề sức khỏe, trong chuyên mục bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về “đậu bắp kỵ gì”? Thông tin chi tiết các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

1. Giá trị dinh dưỡng trong trái đậu bắp

Nghiên cứu cho thấy, trong 100gr đậu bắp có chứa giá trị dinh dưỡng với 33 calo. Trong đó bao gồm 1,93 g protein, 7,45 g carbohydrate, 3,2 g chất xơ, 0,19 g chất béo và có lượng đường ít 1,48 gr. Mỗi ngày dùng 100gr đậu bắp sẽ đáp ứng dinh dưỡng với hàm lượng vitamin C 35%,  66% vitamin K, 14% magie, 50% mangan, 35% 22% folate, 13% thiamin cần thiết cho nhu cầu sức khỏe hàng ngày của cơ thể.

Đậu bắp với giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Đậu bắp với giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể

Bên cạnh đó, đậu bắp còn chứa rất nhiều vi chất khác bao gồm solanine, oxalate, fructan … Hàm lượng vi chất đó nếu không nắm được rõ tác dụng của chúng mà dùng đậu bắp bừa bãi có thể gây hại cho cơ thể.

>>> Tham khảo thêm: Mách bạn những cách chế biến đậu bắp xào thịt bò siêu ngon

2. Đậu bắp mang lại cho lợi ích gì cho cơ thể?

2.1. Chữa táo bón

Trong đậu bắp chứa nhiều chất xơ với hàm lượng chiếm 10% mà cơ thể cần thiết mỗi ngày. Bởi vậy, đậu bắp có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa nhằm cải thiện tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin A trong đậu bắp cungsxcos chất nhầy tốt cho ruột để thực hiện tốt chức năng của chúng, nên việc tiêu hóa cũng mang lại hiệu quả hơn nhiều.

2.2. Giúp làm trắng và mịn da

Như đã phân tích trên, đậu bắp có chứa hàm lượng Vitamin C và K cải thiện làn da tươi trẻ với cải thiện sức khỏe. Hàm lượng Vitamin trong đậu bắp giúp cải thiện và sửa chữa các mô trong cơ thể, thúc đẩy sự hình thành collagen với hàng lượng sắc tố da, giúp trẻ hóa làn da bị hư hại.

2.3. Giảm cân

Đậu bắp chứa nhiều chất xơ mà hàm lượng calorie cực kỳ ít do vậy rất thích hợp cho những người muốn ăn kiêng giảm cân. Dẫu vậy, những người có cơ địa bị lạnh bụng thì cần tránh ăn thường xuyên sẽ không tốt cho đường ruột.

2.4. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Một số nghiên cứu cho thấy, đậu bắp có khả năng ổn định lượng đường trong máu cực kỳ tốt. Rau củ có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường và duy trì trạng thái cân bằng đường huyết với người mắc bệnh tiểu đường. Dẫu vậy, kết quả đó chỉ mang tính thời điểm mà không điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường.

2.5. Hỗ trợ khả năng sinh sản và sức khỏe khi mang thai

Hàm lượng folate cao trong đậu bắp cực kỳ quan trọng mà bạn phải cân nhắc nếu muốn bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày với phụ nữ mang thai. Quả này có tác dụng làm giảm tỉ lệ dị tật ống thần kinh ở con do vậy mà chị em có thể an tâm sử dụng. Nếu dùng nhiều trong thai kỳ sẽ bổ sung hàm lượng folate tốt cho một người mẹ và em bé khỏe mạnh.

2.6. Tăng cường thị lực

Không chỉ vậy, đậu bắp còn chứa vitamin A và vitamin C có khả năng tăng cường thị lực cực kỳ tốt, có tác dụng phòng ngừa và bảo vệ đôi mắt tốt nhất.

2.7. Làm đẹp tóc

Đậu bắp được thái thành từng miếng nhỏ, rồi thả vào nước đun sôi để đun trong vòng 10 phút nữa và tắt bếp, mở nắp nồi cho nguội nước. Bước tiếp theo, bạn chỉ cần trộn nước này với một muỗng cà phê nước cốt chanh, thoa lên tóc sau đó dùng trong khoảng 15 phút rồi gội lại sạch với nước. Hàm lượng chất nhầy với dưỡng chất bên trong đậu bắp nếu kết hợp với nước chanh có tác dụng cải thiện mái tóc luôn được chắc khỏe và bóng mượt hơn.

2.8. Hỗ trợ xương chắc khỏe

Nhờ hàm lượng vitamin K và folate trong đậu bắp được xem là vị cứu tinh có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mất xương với chống đỡ bệnh loãng xương.

>>> Bạn có biết: Hướng dẫn cách làm món đậu bắp nhồi thịt hấp dẫn

3. Đậu bắp kỵ những ai?

3.1. Người có vấn đề về đường ruột

Đậu bắp có nhiều fructan – một dạng carbohydrate là nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi, dẫn đến tiêu chảy với những người có vấn để về đường ruột. Nhất là với bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích hay một số bệnh đường ruột khác nhạy cảm với những loại thực phẩm có hàm lượng fructan cao như đậu bắp.

Đậu bắp cần phải lưu ý ở vài trường hợp
Đậu bắp cần phải lưu ý ở vài trường hợp

3.2. Người viêm khớp, đau khớp nhạy cảm với thành phần solanine

Đậu bắp chứa hàm lượng solanine liên quan đến vấn đề viêm, đau khớp, viêm kéo dài đối với số lượng nhỏ người bị nhạy cảm với thành phần này. Solanine còn được tìm thấy trong một số thực phẩm như cà chua, khoai tây, cà tím, dâu tây và atiso. Dẫu vậy, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng solanine và điều ngược lại những loại rau củ nói chung có tác dụng làm giảm tình trạng viêm.

3.3. Người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu

Bổ sung vitamin K cao có tác dụng ngược với người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin – thuốc có công dụng ngăn ngừa tình trạng kết tụ huyết khối làm tắc nghẽn đường dẫn máu vào não hoặc tim. Vitamin K trong đậu bắp còn có tác dụng giúp hình thành huyết khối, gây ra sự tắc nghẽn đến đường truyền máu đến tim hoặc não.

3.5. Người bị sỏi thận

Người bị sỏi thận được khuyến cáo tránh dùng đậu bắp bởi chúng có chứa lượng oxalate lớn gây ra bệnh sỏi thận với dạng calcium oxalate.

Việc bổ sung đậu bắp hàng ngày khiến cho cơ thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe bao gồm:

3.6. Tăng nguy cơ sỏi thận

Đậu bắp có chứa nhiều oxalat, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận dạng canxi oxalat. Bởi vậy, người bị sỏi thận cần hạn chế ăn đậu bắp với những thực phẩm giàu chất oxalat.

3.7. Gây ra bệnh tiêu chảy

Đậu bắp có chứa fructans – một loại carbohydrate, là nguyên nhân gây ra bệnh đầy hơi, chuột rút và tiêu chảy với người có vấn đề đường ruột, nhất là những người bị hội chứng ruột kích thích.

Không chỉ vậy, ăn đậu bắp bị tiêu chảy còn do nguyên nhân vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo. Những thực phẩm có lợi cho người táo bón nhưng khi bụng đói hay đau bụng thì tránh ăn đậu bắp.

3.8. Viêm khớp

Dù không phổ biến nhưng tỷ lệ người bị viêm, đau khớp kéo dài nếu ăn thường xuyên cũng tăng lên khá nhiều. Đó là bởi, trong đậu bắp có chứa chất solanine, đó là hợp chất gây ra những vấn đề liên quan đến xương khớp.

Thông tin trong bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về đậu bắp kỵ gì và có chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

About The Author