Chọn đam mê như chọn người yêu

Mùa tuyển sinh 2018 đang đến rất gần, vậy mà các bạn trẻ vẫn đang loay hoay quanh cái việc là chọn ngành nghề nào, trường nào để có thể vào học.

Mới đây, sự kiện cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đốt bằng tốt nghiệp, đã làm cho các bạn trẻ phải e dè, thận trọng trong mùa tuyển sinh tới. Nghề nghiệp trong tương lai của các bạn sẽ được ví như người tình nếu có những lựa chọn sai lầm…

Vòng tròn hướng nghiệp: Nghề ngành trường

Theo Tiến sĩ Trần Đình Lý, trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh nhân câu chuyện này, đã dành cho các bạn học sinh trước mùa tuyển sinh lời khuyên, hãy luôn cân nhắc thật kỹ đối với việc lựa chọn nghề nghiệp trước ngưỡng vào đời.

Chọn đam mê như chọn người yêu

Theo đó, các bạn trẻ cần tuân thủ thứ tự ưu tiên trong hướng nghiệp Chọn nghề rồi mới chọn ngành xong mới chọn trường. Nếu chọn nhầm nghề các bạn không bỏ nghề, nhưng cũng không theo nghề thì nghề cũng sẽ bỏ bạn ra đi bất kỳ lúc nào. Qua đó, các bạn học sinh cũng phải cân nhắc nhu cầu việc làm trong tương lai của ngành mình chọn cùng với các yếu tố tác động khác.

Nếu xác định được sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời và lâu dài… hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi Chọn trường nào, ngành nào để dễ đỗ. Đỗ rồi, nhưng chỉ là sự trú chân tạm bợ rồi ngồi đó nhưng trong đầu lại không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó. Như vậy sẽ tạo ra một sự lãng phí vô cùng lớn cho bản thân, gia đình và là một người thừa của xã hội.

Ngoài ra, thí sinh cần tránh ngộ nhận và biết lượng sức mình, không nên chọn những nghề cao siêu mà năng lực khó có thể với tới. Sau khi chọn nghề phù hợp, các bạn thí sinh nên lượng sức để chọn vào ngành của trường nào hoặc thậm chí bậc nào phù hợp nhất với bản thân.

Nên tham khảo các tiêu chí của trường, của ngành như: Điểm chuẩn vài năm gần nhất, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội và việc làm sau khi ra trường… điều kiện vị trí địa lý. Nghề nghiệp hiện nay rất đa dạng, nhưng năng lực của con người thì có hạn trong khi giới trẻ thì lại có quá nhiều ước mơ và mong mỏi ở tương lai. Sự lựa chọn nghề nghiệp đương nhiên là chuyện tự do, tự nguyện của mỗi bạn thí sinh, không ai có thể cấm đoán.

Đam mê quyết định tương lai của chính mình

Tiến sĩ Lý cũng nhận xét, có nhiều trường hợp thí sin bị lệ thuộc vào quyết định của người khác… Cần nhớ rằng lời khuyên luôn bổ ích, quan trọng nhưng các bạn mới là người quyết định về tương lai của mình.

Nhìn được sở thích và chú ý đến năng lực

Gia đình các bạn cần hiểu rằng, việc chọn ngành nghề là theo sở thích của các bạn chứ không nên ép buộc. Phụ huynh nhiều kinh nghiệm có thể giúp định hướng cho con em mình việc chọn ngành nghề trong tương lai. Khi các em đã quyết định chọn ngành nghề thì tức là các em đã có tính tự lập thì phụ huynh chỉ nên hiểu và tạo điều kiện cho các em phát triển với niềm đam mê đó.

Nếu lựa chọn những ngành nghề mà các bạn không thích với sở trường thì sau này tốt nghiệp ra trường các bạn thí sinh cũng không làm tốt công việc đó. Để tư vấn và hướng nghiệp tốt nhất khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, các bậc phụ huynh cần phải nhìn thấy được ngoài sở thích của con em, ngoài ra còn phải chú ý đến năng lực thực sự của con mình ra sao… Thích ngành nghề nào đó là một chuyện, nhưng năng khiếu và năng lực của các em lại là vấn đề  hoàn toàn khác.

About The Author